Giao tiếp văn minh, khéo léo được ví như nghệ thuật “thu phục lòng người”. Trong khi trao đổi, chia sẻ, sẽ có những nguyên tắc cơ bản cần biết để hợp lòng người nghe, như vậy bạn sẽ chiếm được cảm tình của họ và cuộc hội thoại đạt được hiệu quả tốt. Nó cũng là chìa khóa quan trọng để chúng ta chạm tới thành công nhanh hơn. Có thể nói, giao tiếp không chỉ là nghe và nói mà còn rất nhiều kỹ năng bổ trợ khác.
Giao tiếp văn minh là gì
Giao tiếp văn minh là “Lễ nghi – Nghi thức” trong cách nói chuyện, hành động mà thể hiện lời nói, lòng tận tâm của mình dành cho đối phương bằng ngôn ngữ và thái độ hài hòa, chuẩn mực.
9 nguyên tắc giao tiếp cơ bản
Có tất cả 9 nguyên tắc giao tiếp cơ bản mà bạn không nên bỏ qua, hãy cùng Văn Phòng Xanh khám phá 9 nguyên tắc cơ bản này nhé:
Nghĩ trước khi nói
Hồi nhỏ, chắc ai cũng được bố mẹ dạy câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, đó chính là nguyên tắc thứ nhất.
Nói mà không nghĩ sẽ dẫn tới nói tùy tiện, lung tung, nhẹ thì làm người nghe khó chịu, nhàm chán, nặng là khi lỡ miệng nói ra những điều không hay làm mất thể diện người nghe hoặc của chính bản thân, tác hại không thể lường hết.
Không tùy tiện ngắt lời
Khi người khác nói, bạn nên tôn trọng ý kiến của họ bằng cách nghe hết rồi mới phản bác hoặc có ý kiến phản hồi lại.
Trong khi họ đang nói, tránh ngắt lời nếu như không thật sự cần thiết, thường xuyên ngắt lời người khác họ sẽ nghĩ bạn thích “nhảy vào họng” của họ và biểu hiện như thế là không tôn trọng người nói.
Nói rõ ràng, mạch lạc
Khi biểu đạt ý kiến, cách nhìn, suy nghĩ v.v… cần nói rõ ràng, mạch lạc, tránh sự mập mờ, lủng củng, có thể thêm ví dụ để thuyết minh.
Hạn chế trách móc người khác, nếu có chỉ trách một việc
Ai cũng thích được khen, không ai thích bị chê trách cả. Nhưng không ai hoàn hảo, đôi khi có những hành động hay lời nói của ai đó khiến bạn không vừa lòng hoặc khó chịu. Nhưng nếu lỡ chê trách ai đó, chỉ nên nói về việc người đó làm sai ngay tại thời điểm nói.
Phần đông chúng ta trong khi nóng giận hay kể thêm nhiều tật xấu của người khác ra để nói trong một lúc, nhưng điều này tuyệt đối không nên làm.
Người nghe có thể nghĩ bạn ác cảm với họ thì mới ghi nhớ những điều xấu về họ, họ cảm thấy tức giận và có thể gây ra xung đột giữa hai bên.
Không nói thay những lời đáng nhẽ nên để người khác nói
Có những việc nên để đúng người nói ra chứ bạn không nên nói ra, đó có thể là những chuyện tế nhị, việc riêng của ai đó v.v…
Ví dụ như trong một cuộc nói chuyện có nhiều người, trong đó có bạn và một người bạn của bạn, nếu bạn biết về những chuyện cá nhân của bạn mình thì cũng không nên đem nó ra nói chuyện với những người khác (cho dù bạn thấy chuyện ấy là bình thường và không có gì tế nhị, nhưng dù sao nó cũng không phải chuyện của bạn), trừ khi mọi người đều rất thân nhau.
Muốn khuyên người khác thay đổi bản thân phải làm gương trước
Thay đổi thói quen một người không phải điều dễ dàng, hơn nữa, trước lời khuyên người ta có xu hướng tìm cách chống chế hoặc bới móc ngược lại bản để bảo vệ quan điểm bản thân.Vì vậy, trước khi khuyên người khác bản thân bạn phải là tấm gương trước để họ thấy nghe theo bạn họ sẽ có lợi.
Ví dụ muốn khuyên bạn bè/con mình bỏ thuốc lá, trước tiên bạn không được hút thuốc.
Nếu muốn người khác làm gì đó, nếu có điều kiện bạn hãy bắt tay vào cùng làm, như khi muốn các thành viên nhóm làm nhanh tay hơn thì bản thân bạn cũng nên làm việc tích cực, cho dù bạn có là quản lí.
Không làm gương, chỉ nói không làm sẽ bị gọi là “chỉ tay năm ngón” hay “thùng rỗng kêu to”.
Trong tranh luận, không chế giễu, nhục mạ người khác
Mỗi người có ý kiến và quan điểm của riêng mình, họ có lí do để tin vào quan điểm của mình. Khi tranh luận, mục đích cao nhất là hướng đến lẽ phải, chân lý, tranh luận không phải để chế giễu lẫn nhau.
Khi tranh luận, lời lẽ vừa phải hùng hồn, đanh thép, hợp lý và chỉ ra lỗi sai của đối phương nhưng vẫn phải tỏ ra tôn trọng ý kiến của họ.
Nếu đối phương tranh luận của bạn bằng lời lẽ lịch sự, bạn cũng phải lịch sự đáp lại; đối phương gọi là “bạn” xưng là “tôi” thì bạn không thể xưng “tao”, “mày” với họ v.v…
Khi chỉ ra sai lầm của người khác, không nên nói sai lầm như thế này đã phạm nhiều lần
Nguyên tắc này gần giống nguyên tắc số 4.
Chỉ nên nói về sai lầm của một người tại thời điểm đang nói, không nên nói những chuyện từ quá khứ, nhất là nếu bạn thấy họ có biểu hiện cố gắng sửa đổi.
Kiểu trách móc “nhai lại” này thường làm người nghe chán nản, không muốn sửa chữa nữa.
Tôn trọng cách nói của người khác
Thói quen sử dụng từ ngữ, cách nói chuyện của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố: học vấn, tri thức, môi trường sống v.v…
Có thể cách nói của người này làm bạn thấy không thích, nhưng có người khác lại thích; ngược lại, bạn nghĩ mình nói hay và rõ ràng nhưng sẽ có người không thích, không hiểu.
Giao tiếp là một môn nghệ thuật và ai cũng cần rèn luyện không ngừng.
Tất cả những người được đánh giá cao đều là những người giỏi giao tiếp. Trên đây là 9 nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp văn minh, nếu nắm và hiểu được 9 nguyên tắc ấy bạn sẽ giúp bạn trao đổi với người khác một cách hiệu quả và thuận lợi, do đó hãy học 9 nguyên tắc ấy và áp dụng vào cuộc sống của bạn một cách thường nhật nhé.
Một số vật phẩm văn phòng bạn có thể tham khảo qua: