Việc lập kế hoạch sự nghiệp rõ ràng đóng vai trò như một tấm bản đồ cho tương lai. Tấm bản đồ này sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn về công việc hiện tại cũng như những bước chuyển sắp tới của cá nhân bạn.
Hãy đảm bảo rằng bạn có những mục tiêu cho chiếc bản đồ của mình. Văn Phòng Xanh khuyên bạn hãy áp dụng chiến lược đặt mục tiêu S.M.A.R.T: đã đủ chi tiết hay chưa, có thể đo lường được không, tính khả thi (và thách thức) như thế nào, có phù hợp với bản thân không, và đừng quên đặt một mốc thời gian mục tiêu cho những mục tiêu đó nhé.
Có nhiều lựa chọn để bạn có thể hoạch định sự nghiệp của mình. Nhưng dù muốn làm gì đi chăng nữa, một kế hoạch sự nghiệp rõ ràng là không thể thiếu nếu bạn muốn thành công. Một kế hoạch sự nghiệp bao quát cũng giúp bạn luôn dồi dào cảm hứng.
Sau đây là bốn lý do sẽ khiến bạn muốn hoàn thành việc đó ngay tức khắc.
Tận dụng được những thế mạnh của mình
Những người thành công biết tận dụng điểm mạnh của họ trong công việc có xu hướng dễ bị cuốn hút hơn gấp sáu lần so với người khác. Thế nên, nếu bạn muốn tận hưởng sự nghiệp của mình và cộng tác với đồng nghiệp nhiều hơn thì mấu chốt nằm ở việc hiểu rõ những ưu điểm của bản thân.
Đây là một quá trình tự phân tích và tự vấn bản thân về nhiều khía cạnh trong công việc, cuộc sống, sở thích, và những điều mang đến cho bạn niềm vui.
Đừng kỳ vọng bạn sẽ có thể hiểu được tưởng tượng về bản thân trong một đêm. Điều này có thể mất nhiều ngày, tháng, thậm chí nhiều năm trời.
Tuỳ thuộc vào thời gian và phương pháp mà bạn áp dụng. Tuy nhiên, một khi bạn nắm bắt được những điều đó, bạn sẽ có thể tận dụng chúng dễ dàng.
Tuy việc cải thiện những điểm yếu cũng không kém phần quan trọng, nhưng trong việc phát triển sự nghiệp thì chiến lược chính của chúng ta không nên tập trung vào nhược điểm.
Biết mình phải đi theo hướng nào
Không ai có thể phát triển sự nghiệp giúp bạn, và một sự nghiệp thành công không tự nhiên mà có.
Để thành công, bạn phải biết mình muốn đi đến đâu. Điều đó giúp bạn cải thiện những kỹ năng cần thiết để đạt được các cột mốc quan trọng mà bạn mong muốn.
Ví dụ, nếu bạn là một chuyên viên chăm sóc khách hàng nhưng muốn trở thành CEO, bạn phải biết những bước cần làm để đạt được điều đó. Bạn có thể bắt đầu bằng việc trở thành một giám sát viên (supervisor), sau đó thăng tiến dần lên thành quản lý team (team manager). Từ đó, bạn có thể cân nhắc việc phát triển thêm những kỹ năng cần thiết để nhảy từ quản lý cấp trung (middle management) sang đội ngũ quản trị (executive team). Đó là hướng đi an toàn và bền vững.
Hoặc bạn cứ thế trở thành CEO ở tuổi 15. Không thành vấn đề, hãy chọn đúng cuộc chơi và lên kế hoạch chi tiết, bạn vẫn có thể chiến thắng luật thiểu số.
Một khi bạn đã có một kế hoạch sự nghiệp hoàn chỉnh, bạn sẽ dễ đi đúng hướng hơn. Hơn nữa, bạn cũng ít đổ lỗi vào ngoại lực hơn khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch. Thay và đó, bạn có thể lùi lại một bước, điều chỉnh lộ trình và trở lại đúng hướng.
Trở nên tự tin hơn
Nếu bạn không biết mình đang đi đâu, bạn dễ lạc lối hay đến nhầm nơi. Thêm vào đó, nếu bạn không có một mục tiêu rõ ràng, rất khó để bạn đạt được sự tự tin cần thiết để tận dụng cơ hội ngay khi có thể.
Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành quản lý team (team manager) nhưng không có một kế hoạch cụ thể nào để thực hiện mục tiêu này, có thể bạn sẽ không sẵn sàng để cạnh tranh với những người khác cũng khao khát vị trí đó. Điều này sẽ gây nản lòng.
Hoặc bạn cũng sẽ trở thành quản lý, nhưng đội ngũ không tin tưởng và lắng nghe bạn. Hiệu suất công việc lao dốc. Cấp trên chất vấn, nghi ngờ. Rồi đến bản thân cũng mất tự tin, nghi ngờ bản thân. Dù ngắn hay dài, chúng ta đều có những thời khắc như thế trong đời. Chỉ là do ta chưa sẵn sàng.
Tóm lại, bạn cần một kế hoạch để vừa giúp bạn định hướng, vừa cho bạn một nhận thức về mục tiêu trong công việc hằng ngày. Việc đó khiến bạn trở nên có chủ đích hơn về những việc mình phải làm.
Giả sử như mục tiêu kế hoạch của bạn là thay thế quản lý của mình khi cô ấy thăng chức, bạn có thể chủ động nhờ cô ấy cố vấn cho mình. Đó có thể trở thành một phần trong kế hoạch sự nghiệp của bạn.
Bạn sẽ không bao giờ biết được những điều bạn chưa bao giờ hỏi.
Hãy rèn luyện sự dẻo dai của tâm trí.
Người duy nhất có thể thực sự làm động lực thúc đẩy bạn trong cuộc sống là chính bạn chứ không phải một ai khác. Sức bền bỉ vừa là một bản năng vừa là một kỹ năng. Và tin tốt ở đây là bạn có thể tự mình học, rèn luyện qua thời gian và nâng cao tính bền bỉ để nỗ lực phấn đấu cho những điều thực sự có ý nghĩa.
Nó luôn đi cùng với lòng kiên nhẫn, tính kiên cường, và cả tham vọng thành công. Nó bao gồm việc duy trì những nỗ lực để tập trung vào một mục tiêu nhất định trong những khoảng thời gian dài.
Đây là điều tiên quyết cho những kỹ năng cực khó học nhưng đáng giá cả đời. Khả năng tập trung theo đuổi một mục tiêu của kế hoạch trong một khoảng thời gian dài là biểu hiện cho việc có thể đạt được mọi thứ đáng giá trong cuộc sống đặc biệt là trong môi trường văn phòng.
Một số vật dụng Văn Phòng Phẩm bạn có thể tham khảo: