CV là gì?
CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae” bằng tiếng Latinh, có nghĩa là “sơ yếu lý lịch” hoặc “tiểu sử”. CV là một bản tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng của một người, thường được sử dụng khi ứng tuyển vào một vị trí việc làm hoặc đăng ký tham gia các chương trình học tập.
Một CV thông thường sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về bản thân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tựu cá nhân. CV có thể được đính kèm với một bức thư xin việc để gửi đến nhà tuyển dụng hoặc được yêu cầu khi phỏng vấn để tìm hiểu thêm về ứng viên.
Vai trò của CV trong việc ứng tuyển
Đối với nhà tuyển dụng
Khi tuyển dụng cho một vị trí, sẽ có rất nhiều hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng cần xem xét tất cả để lựa chọn người phù hợp với yêu cầu công việc. Vì vậy, các công ty thường sẽ không có đủ thời gian và nguồn nhân lực để tìm hiểu kỹ về từng ứng viên.Thời gian tuyển dụng càng được rút ngắn và đáp ứng nguồn lực cho công ty là hai tiêu chí hàng đầu mà hàng loạt doanh nghiệp hiện nay ứng dụng CV vào hệ thống tuyển dụng.
Đối với ứng viên
CV là một trong những “công cụ” giúp ứng viên xem xét được công việc mơ ước của mình. Vì vậy, CV của ứng viên cần sẽ trình bày những thông tin cá nhân cũng như kinh nghiệm, điểm mạnh – điểm yếu của ứng viên có liên quan đến vị trí tuyển dụng. Từ đó tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng và là yếu tố quyết định bạn có nhận được lời mời phỏng vấn. CV còn giúp ứng viên giới thiệu bản thân một cách rõ ràng và logic và tạo sự ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng hoặc nhà quản lý tuyển sinh.
Cách viết CV gây ấn tượng cho mọi ngành nghề
Bao gồm 7 bước:
Bước 1: Giới thiệu bản thân
Bắt đầu CV của bạn với một bản tóm tắt ngắn gọn về bản thân bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email. Điều này giúp người xem CV của bạn hiểu bạn là ai và có thể dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
Lưu ý:
- Địa chỉ email dùng thường xuyên.
- Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.
- Không nên dùng ảnh chỉ nhìn thấy một phần khuôn mặt hoặc quay mặt về phía sau, ảnh chỉnh sửa quá nhiều, ảnh đi kèm hiệu ứng.
- Nên đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
- Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng.
- Không nên viết mục tiêu chung chung như mong muốn làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều kiến thức.
- Nên nêu các đề án, nghiên cứu khoa học nếu có, ưu tiên những thành tích có nội dung liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Không nên đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.
- Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
- Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
- Không nên nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
- Mô tả dài dòng, không phân chia ý.
- Nên liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.
- Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.