Câu hỏi “Chuyên môn hay kỹ năng mềm quan trọng hơn” là vấn đề được khá nhiều ý kiến khi bàn đến những câu chuyện văn phòng. Cùng Blog Văn phòng Xanh giải mã câu nỏi này nhé!
Tìm hiểu khái niệm
Để có cái nhìn toàn diện về chuyện văn phòng liên quan đến chuyên môn và kỹ năng mềm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa cơ bản về hai vấn đề này.
Chuyên môn là gì
Chuyên môn hay chuyên ngành là phần kiến thức người làm được học, được đào tạo phù hợp với công việc. Phần kiến thức được học giúp người làm nhanh chóng bắt kịp tiến độ công việc, tạo hiệu quả năng suất lao động.
Ở một số công việc đặc thù đòi hỏi người làm phải có kiến thức nền cơ bản mới có thể nhận việc. Chức vụ càng chuyên môn càng đòi hỏi trình độ ngành học nhất định.
Ngoài ra, người lao động có thể tự trau dồi kiến thức chuyên môn thông qua quá trình làm việc. Quá trình tự học có thể kéo dài hơn so với việc đào tạo chuyên môn tập trung.
Hiện nay, rất nhiều người trẻ có những lựa chọn công việc khác với ngành nghề chuyên môn, tận dụng kiến thức học cũng như kinh nghiệm thực tế.
Kỹ năng mềm là gì
Nếu gọi chuyên môn là phần thể hiện IQ của người đi làm thì kỹ năng mềm chính là EQ của một người. Tức là khả năng ứng đối, giao tiếp đồng nghiệp và sự nhạy cảm trong công việc. Trình độ chuyên môn quyết định hướng đi trong công việc còn kỹ năng mềm giúp giải quyết các vấn đề phát sinh khi làm việc.
Bên cạnh đó, kỹ năng mềm trong công việc còn là cách thức để giúp bạn hòa đồng hơn với đồng nghiệp, tránh được những rắc rối công sở không đáng có. Một người có kỹ năng mềm tốt cùng quan hệ đồng nghiệp tốt sẽ thuận lợi hơn trong công việc và quá trình thăng tiến bản thân.
Một số vị trí đặc thù trong công việc liên quan đến mảng quan hệ công chúng hãy việc làm sales hiện nay đòi hỏi kỹ năng mềm tốt, thành thạo. Phần kỹ năng này giúp người làm dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh một cách nhanh chóng, phù hợp.
Chọn chuyên môn hay kỹ năng mềm
Hiện nay, trên nhiều diễn đàn tranh luận nảy lửa với việc chọn chuyên môn hay kỹ năng. Hãy cùng bàn bạc về vấn đều này:
Chuyên môn là điều kiện cần đầu tiên khi mỗi ứng viên tham gia tuyển dụng. Các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn ứng viên có trình độ nhất định để có thể bắt kịp công việc và ít mất thời gian đào tạo. Tuy nhiên, nhiều công ty sẽ vẫn chấp nhận ứng viên với trình độ chuyên mô chưa cao để đào tạo với vị trí thực tập sinh/ học nghề. Với phần công việc này đòi hỏi người làm phải có kỹ năng mềm tốt để có thể tự rèn và học hỏi người xung quanh.
Kỹ năng mềm lại là điều kiện đủ để bạn có thể gắn bó với công việc một cách lâu dài. Kỹ năng mềm giúp bạn xây dựng được các mối quen hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, hỗ trợ nhau trong công việc một cách trơn tru, hiệu quả. Mặc dù vậy, một số vị trí chủ chốt hay đặc thù trong công việc bắt buộc phải lựa chọn người có trình độ chuyên môn chứ không áp dụng với phần kỹ năng mềm này.
Có thể thấy rằng dù là chuyên môn hay kỹ năng mềm đều có tầm quan trọng như nhau. Một nhân sự đi làm cần phải cân bằng giữa 2 sắc thái này để hoàn thiện bản thân. Không chỉ tăng cường kiến thức nghề mà còn cần biết ứng xử khéo léo cong việc và đồng nghiệp.