Nhân viên Kinh doanh được coi là lực lượng nhân viên nòng cốt cần có ở các công ty, doanh nghiệp. Họ cũng chính là người đem sản phẩm đến gần hơn với mọi khách hàng, giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm. Sau đây hãy cùng Văn Phòng Xanh tìm hiểu những bí quyết để có thể trở thành một nhân viên Kinh doanh giỏi nhé.
Mô tả công việc Nhân viên Kinh doanh gồm những nội dung gì?
Mô tả công việc Nhân viên Kinh doanh sẽ dễ dàng hơn khi người quản lý doanh nghiệp biết vai trò quan trọng của vị trí này.
1.1 Nhân viên Kinh doanh là ai?
Nhân viên Kinh doanh là vị trí thuộc phòng, chịu quản lý trực tiếp bởi Trưởng nhóm Kinh doanh. Công việc chính của Nhân viên Kinh doanh bao gồm cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo đó, Nhân viên kinh doanh cần chủ động tìm kiếm, hướng vê mục tiêu để tạo dựng các mối quan hệ thân thiết với các khách hàng tiềm năng.
1.2 Các công việc cụ thể
Tùy thuộc theo sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà nhiệm vụ cụ thể của nhân viên kinh doanh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một nhân viên kinh doanh sẽ có các công việc chính bao gồm:
- Giới thiệu, tư vấn và thuyết phục các đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tìm kiếm, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng và đối tác tiềm năng thuộc nhiều lĩnh vực (trực tiếp hoặc gián tiếp);
- Giải quyết tất cả những vấn đề khiến khách hàng phàn nàn để đảm bảo độ hài lòng của khách;
- Báo cáo lên các cấp quản lý về nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/dịch vụ.
>>> Xem ngay: Một số vật dụng Văn Phòng Phẩm bạn có thể tham khảo:
1.3 Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp Đại học (có thể yêu cầu cụ thể về chuyên ngành tùy thuộc theo sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp);
- Từng có kinh nghiệm làm việc ở vị trí Nhân viên kinh doanh hoặc các vị trí khác liên quan;
- Sử dụng thành thạo các công cụ MS Office;
- Thành thạo các kĩ năng đàm phán, bán hàng, giao tiếp tới nhiều loại đối tượng;
- Thành thạo các kĩ năng tổ chức công việc, quản lí thời gian;
- Nhân viên Kinh doanh cần thành thạo kĩ năng quản trị các mối quan hệ;
- Có khả năng tự thúc đẩy, tự vạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu;
- Cởi mở, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu các góp ý phản hồi.
1.4 Quyền lợi được hưởng trong mô tả công việc Nhân viên Kinh doanh
- Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN);
- Được hưởng các chế độ phúc lợi theo nội quy, quy chế của Công ty (tham quan, nghỉ mát, lương thưởng, nghỉ Tết lễ,…);
- Được hưởng đầy đủ các chế độ thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo chính sách đãi ngộ của Công ty;
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp;
- Thu nhập từ [mức lương doanh nghiệp đề nghị] (bao gồm lương cứng + hoa hồng).
1.5 Quy chế công ty
- Thời gian làm việc
- Địa điểm làm việc.
1.6 Thông tin liên hệ trong mô tả công việc Nhân viên Kinh doanh
- Tham khảo thông tin về Công ty tại:
- Website;
- Fanpage;
- Một số kênh truyền thông các của doanh nghiệp.
- Chi tiết liên hệ để ứng tuyển:
-
- Email Công ty;
- Số điện thoại và tên liên hệ của nhà tuyển dụng.
Một số lưu ý khi tuyển dụng Nhân viên Kinh doanh
Khi tuyển dụng vị trí Nhân viên Kinh doanh thì nhà tuyển dụng nên lưu ý các vấn đề sau:
2.1 Mức lương tham khảo trong mô tả công việc Nhân viên Kinh doanh
Theo số liệu từ Văn Phòng Xanh, mức lương Nhân Viên Kinh doanh trên thị trường hiện nay trung bình khoảng 11 triệu VNĐ. Khoảng lương phổ biến nhất là từ 7-12 triệu đồng.
2.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Nhân viên Kinh doanh
Bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn góp phần giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm được ứng viên có năng lực.
2.2.1 Bộ câu hỏi tình huống
- Dựa vào hiểu biết của bạn về những ưu, nhược điểm về chiến lược của công ty hiện tại và các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường hiện nay, hãy cho biết ý kiến của bạn trước dự định của công ty về việc sẽ cân nhắc phát triển doanh nghiệp tại thị trường A.
- Khách hàng phản hồi xấu về sản phẩm, bạn sẽ xử lý thế nào? Trường hợp nào bạn sẽ từ chối cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng? Đến lúc nào thì bạn ngừng theo đuổi một khách hàng tiềm năng?
- Khách hàng ở xa, khách hàng hẹn ngoài giờ, khách hàng khó tính…bạn sẽ làm gì để làm ký được hợp đồng?
- Khách hàng đòi trả lại hàng, bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Nếu có một dự án mà có nhiều đối thủ cùng vào một lúc bạn sẽ hành động ra sao?
- Nếu được yêu cầu phải tăng doanh thu lên X% trong thời gian Y, bạn nghĩ mình sẽ làm như thế nào để đạt được con số này?
- Nếu tỉ lệ hài lòng của khách hàng thấp, bạn sẽ làm thế nào để cải thiện con số này?
2.2.2 Bộ câu hỏi đánh giá chuyên môn
- Hãy mô tả về loại hình sản phẩm và tập khách hàng của sản phẩm tại công ty gần đây nhất bạn công tác? Thử thuyết phục tôi sử dụng sản phẩm đó của bạn.
- Mô tả quy trình bán hàng tại công ty gần đây nhất bạn làm việc. Theo bạn thì quy trình đó có điểm gì hiệu quả và điểm gì chưa hiệu quả?
- Bạn biết công ty chúng tôi đang bán sản phẩm/cung cấp dịch vụ gì không? Bạn có đánh giá gì về sản phẩm/dịch vụ hay tiềm năng của công ty không?
- Theo bạn, khách hàng mục tiêu của công ty hiện tại sẽ là ai? Làm thế nào để tiếp cận được những khách hàng mà bạn vừa kể?
- Khi bạn được công ty phân công tiếp cận một khách hàng tiềm năng mới, hãy cho biết những trách nhiệm của bạn lúc này bao gồm những gì? Điều đầu tiên bạn sẽ làm khi nhận được sự phân công này?
- Bạn thường sử dụng các phương pháp chốt sale nào? Những phương pháp nào theo bạn là hiệu quả nhất và ít hiệu quả nhất? Tại sao?
- Bạn đã từng có kinh nghiệm quản lí phần mềm quản lí khách hàng nào chưa? Nếu có, bạn dùng các dụng cụ quản lí nào?
- Bạn cần những dữ liệu gì trước khi liên hệ với một khách hàng tiềm năng?
2.2.3 Bộ câu hỏi hành vi
- Quy mô nhóm làm việc của bạn ở công ty đó là bao nhiêu người? Chỉ tiêu doanh số của bạn và đội nhóm là bao nhiêu? Nhóm làm việc của bạn đã làm cách nào để đạt tới chỉ tiêu đó?
- Bạn đã bao giờ thất bại trong việc cán mốc chỉ tiêu bán hàng chưa? Nếu có, hãy chia sẻ kĩ hơn về sự việc này và cho biết bạn đã học được những gì từ lần trải nghiệm ấy?
- Vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh có tính chất lặp lại rất lớn (liên tục giới thiệu về công ty và sản phẩm/dịch vụ của công ty tới nhiều khách hàng khác nhau mỗi ngày). Điều gì tạo và giữ cho bạn động lực lớn như vậy?
- Hãy kể về thành công lớn nhất bạn từng đạt được trong sự nghiệp của mình từ trước tới nay. Bạn muốn đạt được điều gì tiếp theo?
- Mô tả lại một thương vụ thành công nhất của bạn. Bạn thấy thương vụ đó có điểm gì đáng chú ý?
- Mô tả lại một khách hàng khó tính nhất mà bạn từng làm việc cùng. Bạn đã làm thế nào để đối phó với khách hàng đó?
- Doanh thu tháng sau luôn giao cao hơn tháng trước, lương cứng thì cứ thấp dần, thậm chí không có…bạn sẽ làm gì?
- Theo bạn, trường hợp nào tệ hơn: bạn không đạt chỉ tiêu hay khách hàng không hài lòng?
Lời kết
Với những hướng dẫn chi tiết và gợi ý trên, mong rằng các nhà tuyển dụng có thể đưa ra một bản mô tả công việc phù hợp nhất để tìm kiếm Nhân viên Kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Trong quá trình viết JD, bạn nên mô tả công việc càng rõ ràng, càng cụ thể, càng minh bạch càng tốt.
Thay vì những mô tả chung chung như “Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên/quản lý”, hãy đưa ra những mô tả chi tiết về công việc. Những JD mập mờ có thể khiến nhiều ứng viên có năng lực, kinh nghiệm e ngại về vị trí, công ty, dẫn đến sự mất mát các “nhân viên tương lai” chất lượng.